× Kiểm tra đơn hàng

Buồng kháng khuẩn, buồng áp lực âm không diệt được virus

     Bộ Y tế vừa có khuyến cáo về việc sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng chống Covid-19. Trong đó, khuyến cáo các đơn vị không sử dụng buồng khử khuẩn có sử dụng khí ozone vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khí Ozone gây hại cho sức khỏe

     Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đề xuất sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 gửi về bộ, trong đó có buồng khử khuẩn toàn thân di động. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được hội đồng khoa học cấp bộ thông qua do chưa đủ tài liệu minh chứng cũng như cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với người sử dụng. Trong thời gian chờ Bộ Y tế xem xét, đánh giá đề xuất này, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân di động để bảo đảm an toàn.

     Buồng khử khuẩn toàn thân được đề xuất hiện nay về cấu tạo thường là một buồng phun sương dung dịch clo hoạt tính hoặc 2 buồng nối tiếp nhau (buồng 1 phun khí ozone nồng độ 0,12 ppm trong 30 giây, buồng 2 phun sương nước điện hóa hay nước javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính trong 30 giây). Tuy nhiên, ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp.

     Theo khuyến cáo của Viện Quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10 ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường. Ngoài ra, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra dung dịch clo hoạt tính dạng phun sương có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây. Clo hoạt tính dạng phun sương dễ xâm nhập đường hô hấp và phổi, gây hại cho người khi hít phải. Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo áp dụng phương pháp phun sương trong khử khuẩn bề mặt.

Bộ Y tế vừa có khuyến cáo về việc sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng chống Covid-19. Trong đó, khuyến cáo các đơn vị không sử dụng buồng khử khuẩn có sử dụng khí ozone vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viện từ chối sử dụng buồng khử khuẩn

     Có thể các đơn vị nghiên cứu, nhà sản xuất sử dụng các loại dung dịch khác nhau để diệt khuẩn nhưng với những sản phẩm buồng khử khuẩn có sử dụng các loại hóa chất nói trên cần được đánh giá về hiệu quả, công dụng và những tác hại (có thể) đối với sức khỏe. Chính vì thế buồng khử khuẩn trước khi đưa vào sử dụng cần được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và đánh giá.

     Tại nhiều bệnh viện, các lãnh đạo của bệnh viện cũng từ chối nhận buồng khử khuẩn khi được đề nghị tài trợ miễn phí buồng khử khuẩn toàn thân. Bởi tính đến thời điểm hiện tại chưa có cơ sở dữ liệu nào chứng minh tác dụng của các dung dịch khử khuẩn được sử dụng trong hệ thống buồng khử khuẩn. Việc khử khuẩn chỉ là bề mặt quần áo, còn trên bề mặt da thì không thể. Chưa kể, bất cứ dung dịch nào mà giết được sinh vật thì cũng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, nhất là khi hít vào đường hô hấp, đặc biệt là phổi.

Từng dùng buồng khử khuẩn, có đáng lo?

     Sau khi có khuyến cáo của Bộ Y tế, ngày 27-3, Sở Y tế TP HCM đã phát công văn khẩn đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh trên địa bàn về việc khuyến cáo không sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân để chống Covid-19.

     Theo Sở Y tế TP, hiện nay trên địa bàn có một số cơ sở khám chữa bệnh đưa vào sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân. Theo nhà sản xuất, hệ thống buồng khử khuẩn được thiết kế theo nguyên tắc sử dụng dung dịch muối ion hóa (anolyte) dạng phun sương toàn thân nhằm sát khuẩn nhanh bề mặt cơ thể người. Tuy nhiên, theo Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP HCM, trong y tế, anolyte được sử dụng chủ yếu để khử khuẩn dụng cụ, bề mặt buồng bệnh, phòng mổ… Các nhà lãnh đạo cho biết một thiết bị khi đưa vào sử dụng với mục đích y khoa, kiểm soát nhiễm khuẩn phải thông qua nghiên cứu khoa học, được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu khoa học đó phải chứng minh được 2 điều: thiết bị có an toàn khi sử dụng không và có tác dụng như mong muốn hay không.

     Vì vậy, Bộ cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng các hóa chất dùng trong buồng khử khuẩn toàn thân di động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì chắc chắn không nên dùng nữa. Nếu đơn vị nào đã lỡ lắp đặt thì cần ngưng ngay việc sử dụng. Về những người đã bước qua buồng khử khuẩn, Bộ Y tế cũng khuyến cáo nếu ai có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe.

     Cũng như buồng kháng khuẩn, buồng áp lực âm không có khả năng diệt virus mà nó chỉ là một phương pháp được các bệnh viện áp dụng để phòng tránh lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người khỏe, chính vì thế nên mọi người đừng nên hiểu nhằm về tác dụng của buồng áp lực âm.

Tại sao nói Buồng áp lực âm không có khả năng diệt virus?

>>> Buồng áp lực âm là gì?

Tại sao nói Buồng áp lực âm không có khả năng diệt virus?

     Buồng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị. Buồng áp lực âm bao gồm 1 quạt thông gió cho phép không khí trong lành đi vào trong phòng, khí ô nhiễm sẽ được lọc virus trước khi thoát khỏi căn phòng theo hệ thống thông gió. Căn phòng cũng phải kín gió nhất có thể, các khe phải được bịt kín. Ngoài ra trong buồng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao, sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa virus vì virus đã được giữ lại tại bộ lọc. Vì vậy, buồng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus.

>>> Thiết kế và thi công buồng áp lực âm dựa vào 34 tiêu chí

Tin liên quan
Đăng ký nhận email khuyến mãi Vui lòng nhập email của bạn để nhận được thông tin khuyến mãi
Yêu cầu báo giá