× Kiểm tra đơn hàng

Cấu tạo của phòng áp lực âm

    Để đảm bảo không gây ra hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc những căn bệnh nặng như cúm, sởi, thủy đậu, bệnh lao hay phổ biến nhất hiện nay là nhiễm virus Covid-19 thì hầu hết các bệnh viện đều xây dựng phòng cách ly áp lực âm để hạn chế sự tiếp xúc của người bệnh với người không nhiễm bệnh.

Để đảm bảo phòng áp lực âm đạt hiệu quả như mong đợi thì khi lên thiết kế đến lúc thực hiện, phòng áp lực âm phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Kiểm soát được số lượng và chất lượng không khí cấp vào và thải ra khỏi phòng;
  • Duy trì sự chênh lệch áp suất giữa các khu vực liền kề, đặc biệt áp suất trong phòng phải luôn thấp hơn áp suất bên ngoài để hạn chế lây nhiễm chéo;
  • Thiết kế mô hình dòng không khí duy chuyển theo mặt bằng bố trí phòng cụ thể;
  • Pha loãng các hạt truyền nhiễm với cấp một lưu lượng không khí lớn vào phòng;
  • Sử dụng các bộ lọc HEPA, ULPA hiệu quả cao.

Cấu tạo của phòng áp lực âm trong bệnh viện:

  1. Phòng chính - nơi điều trị của bệnh nhân cách ly: Phòng áp lực âm này là nơi có bệnh nhân cách ly, trong đó con người được bảo vệ khỏi mọi sự lây truyền trong không khí từ bệnh nhân có thể có nguy cơ nhiễm trùng;
  2. Phòng đệm - AirLock: Đây là phòng có áp suất không khí trong phòng cao hơn phòng điều trị của bệnh nhân, có thể nói đây là nơi bệnh nhân được bảo vệ khỏi sự lây truyền trong không khí của bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. Ngoài ra, phòng đệm còn là nơi khử trùng, thay đồ trước khi vào phòng cách ly. Phòng này sẽ có áp suất thấp hơn phòng hành lang;
  3. Phòng hành lang duy chuyển bên ngoài: Đây là phòng có áp suất không khí tương đương với áp suất môi trường hoặc cao hơn;
  4. Phòng WC - Phòng thay đồ bẩn: Đây là phòng có áp suất thấp hơn so với phòng bệnh nhân để tránh các dịch thải nguy hại đi ngược về phòng bệnh nhân. Đồ bẩn sau khi sử dụng sẽ được bỏ ra ở đây và được nhân viên y tế đưa đi tiêu hủy để tránh để lại mầm bệnh.

Cấu tạo của phòng áp lực âm trong bệnh viện

Một ví dụ về áp suất của phòng cách ly áp lực âm được sử dụng phổ biến:

Một ví dụ về áp suất của phòng cách ly áp lực âm được sử dụng phổ biến

- Phòng cách ly bệnh nhân được cách ly bởi áp lực âm rất lớn so với hành lang liền kề. Khi cánh cửa phòng bệnh nhân mở, không khí từ hành lang sẽ được hút vào Phòng cách ly chính, do vậy các vi khuẩn, virus từ phòng điều trị bệnh không thể đi ra hành lang.

- Tương tự, Phòng đệm bị áp lực âm so với hành lang, khi cánh cửa từ hành lang vào Phòng đệm được mở ra, không khí được kéo từ hành lang vào phòng đệm.

- Phòng cách ly bệnh nhân cũng bị áp lực âm so với Phòng đệm, khi cánh cửa giữa Phòng cách ly bệnh nhân và Phòng đệm mở, không khí sẽ đi vào Phòng bệnh nhân và không đi ra Phòng đệm

- Các phòng bị áp lực âm càng lớn ngăn không khí từ Phòng đệm, Phòng cách ly bệnh nhân và Phòng WC thoát ra hành lang.

►Phòng áp lực âm nên có một đồng hồ đo áp suất và hệ thống báo động khi áp lực âm không đạt yêu cầu cần hiệu chỉnh can thiệp ngay.

Phòng áp lực âm nên có một đồng hồ đo áp suất và hệ thống báo động khi áp lực âm không đạt yêu cầu cần hiệu chỉnh can thiệp ngay.

    Khách hàng cần mua các thiết bị cho phòng áp lực âm như bộ lọc HEPA, lọc ULPA hiệu suất sao, quạt hút gắn trần hay đồng hồ đo áp suất có thể liên hệ Việt Phát để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin liên quan
Đăng ký nhận email khuyến mãi Vui lòng nhập email của bạn để nhận được thông tin khuyến mãi
Yêu cầu báo giá