Thuật ngữ "độ ẩm" là nói mức độ tồn tại hơi nước trong không khí, phầm trăm lượng nước có trong vật liệu. Thông thường sẽ xét đến các yếu tố: Độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối.
Độ ẩm tuyệt đối là thuật ngữ được dùng để mô tả lượng hơi nước tồn tại trong một thể tích hỗn hợp dạng khí nhất định. Các đơn vị phổ biến nhất dùng để tính độ ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m³), tất nhiên điều này không có nghĩa là ta không được thay thế chúng bằng các đơn vị đo khối lượng hoặc đo thể tích khác. Pounds trên foot khối là đơn vị dùng phổ biến ở Mỹ, và thậm chí đôi khi người ta còn sử dụng lẫn các đơn vị của hệ đo lường Anh và metric với nhau.
Nếu tất cả nước trong một mét khối không khí được cô đọng lại trong một vật chứa, ta có thể đem cân vật chứa đó để xác định độ ẩm tuyệt đối. Độ ẩm tuyệt đối được định nghĩa bằng tỷ số giữa khối lượng hơi nước (thường được tính bằng gam) trên thể tích của một hỗn hợp không khí nào đó (thường được tính bằng m³) chứa nó:
Trong đó:
Chú ý:
Độ ẩm tuyệt đối thay đổi khi áp suất không khí thay đổi. Điều này rất bất tiện cho các tính toán hóa học kỹ thuật (ví dụ cho máy sấy quần áo, do nhiệt độ của nó có thể thay đổi đáng kể). Vì nguyên nhân này, độ ẩm tuyệt đối thường được định nghĩa trong hóa học kỹ thuật như là khối lượng hơi nước trên mỗi đơn vị khối lượng của không khí khô (còn được biết đến với tên gọi khác là tỷ số trộn khối). Điều này giúp việc tính toán cân bằng nhiệt độ là khối lượng rõ ràng hơn.
Vì vậy, đại lượng bằng khối lượng nước trên mỗi đơn vị thể tích như trong phương trình trên được đặt tên là độ ẩm thể tích. Biết được nguy cơ dễ gây nhầm lẫn, chuẩn British Standard BS 1339 (sửa đổi năm 2002) đề xuất tránh sử dụng thuật ngữ "độ ẩm tuyệt đối". Cần phải kiểm tra đơn vị cẩn trọng. Đa phần các bảng đo độ ẩm thường dùng đơn vị g/kg hay kg/kg, nhưng chúng đều có thể được thay thế bằng các đơn vị đo khối lượng khác.
Độ ẩm tương đối là tỷ số của áp suất hơi nước hiện tại của bất kỳ một hỗn hợp khí nào với hơi nước so với áp suất hơi nước bão hòa tính theo đơn vị là %. Định nghĩa khác của độ ẩm tương đối là tỷ số giữa khối lượng nước trên một thể tích hiện tại so với khối lượng nước trên cùng thể tích đó khi hơi nước bão hòa. Khi hơi nước bão hoà, hỗn hợp khí và hơi nước đã đạt đến điểm sương.
Công thức tính:
Điểm sương của một khối không khí, ở áp suất khí quyển cố định, là nhiệt độ mà ở đó thành phần hơi nước trong khối không khí ngưng đọng thành nước lỏng. Nói cách khác, điểm sương là nhiệt độ mà độ ẩm tương đối của khối không khí đạt đến 100%.
Nhiều người có cảm thấy khó chịu với điểm sương cao. Những người đã quen với khí hậu lục địa thông thường bắt đầu cảm thấy khó chịu khi điểm sương đạt tới khoảng 15°C - 20°C. Phần lớn những người sống trong khu vực này sẽ cho rằng điểm sương trên 21°C là rất ngột ngạt.
Nếu độ ẩm tuyệt đối của không khí càng cao thì lượng hơi nước có trong 1m³ không khí càng lớn nên áp suất riêng phần p của hơi nước trong không khí càng lớn.
Áp suất này không thể lớn hơn áp suất hơi nước bão hòa po ở cùng nhiệt độ cho trước nên độ ẩm độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hòa hơi nước có giá trị cực đại và được gọi là độ ẩm cực đại A. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m³.
Chú ý: Độ ẩm cực đại được lấy bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa, ví dụ: độ ẩm cực đại ở 28°C là 27,2g/m³.
Độ ẩm tuyệt đối a chưa cho biết không khí ẩm nhiều hay ẩm ít, vì nhiệt độ càng thấp thì hơi nước càng dễ bão hòa và độ ẩm tuyệt đối càng gần độ ẩm cực đại. Để mô tả mức độ ẩm của không khí ở mỗi nhiệt độ, người ta dùng độ ẩm tỉ đối B.
Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước:
Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức:
Ý nghĩa độ ẩm tỉ đối cho ta biết mức độ độ ẩm của không khí. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
Trong vật liệu luôn chứa một lượng nước nhất định. Độ ẩm vật liệu (W)là chỉ tiêu đánh giá lượng nước có trong vật liệu tại thời điểm khảo sát. Nếu khối lượng của vật liệu lúc ẩm là ma và khối lượng của vật liệu sau khi sấy khô là mk thì:
Trong không khí vật liệu có thể hút hơi nước của môi trường, đây là một quá trình có tính thuận nghịch. Độ ẩm của vật liệu làm xấu đi tính chất kỹ thuật, giảm độ bền, làm tăng thể tích một số loại vật liệu.
Trước hết độ ẩm cao gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể,những gia đình sống ở mặt đất có cảm nhận rõ rệt nhất. Mùi quần áo bẩn, kể cả quần áo đã giặt mà không thể khô, mùi ẩm mốc từ chăn, đệm, tường… cũng góp phần làm tăng cảm giác khó chịu.
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VIỆT PHÁT
🏠 Địa chỉ: Phòng 201B - Số 572 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 02871 077 078 (8:00 - 17:00)
📱 Tổng đài trực 24/7: 0971 344 344
📧 Yêu cầu báo giá: sales@vietphat.com
📧 Yêu cầu hỗ trợ: support@vietphat.com
🌐 Website: https://www.vietphat.com/
🚚 Giao hàng tận nơi