Thiết bị lọc tĩnh điện là một sản phẩm không còn xa lạ với người dùng khi mà chúng đã được sử dụng một cách phổ biến tại các khu bếp nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại... Thiết bị lọc tĩnh điện giúp hấp thu tốt bụi khói và dầu mỡ được thải ra sau quá trình hoạt động, sản xuất. Để làm được điều đó, thiết bị lọc tĩnh điện đã được trang bị phin lọc tĩnh điện giúp tăng khả năng hấp thụ bụi.
Phin lọc tĩnh điện (Filter Cell) là dạng phin lọc khói bụi, dầu mỡ được gắn bên trong thiết bị lọc tĩnh điện, thông thường phin lọc tĩnh điện phổ biến với hai loại chính là phin lọc tĩnh điện dạng phẳng và phin lọc tĩnh điện dạng ống.
Thông thường phin lọc tĩnh điện sẽ được làm từ inox 304 hoặc inox 201, bởi đây là các vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao, độ bền tốt, dễ dàng vệ sinh. Riêng đối với phin lọc dạng ống thì thông thường một phin lọc sẽ có từ 51 ống cho đến 148 ống được xếp chồng lên nhau tạo thành phin lọc.
Tuy nhiên ứng dụng trong xử lý khói bếp thì phin lọc dạng phẳng có nhiều ưu điểm hơn như dầu ít bám vào phin, trọng lượng dầu lớn dễ dàng chảy xuống khay chứa dầu, vệ sinh dễ hơn, đơn giản hơn, không yêu cầu quá tỉ mỉ như phin lọc dạng ống.
Bước 1: Tháo rời phin lọc tĩnh điện
Ngắt toàn bộ hệ thống nguồn điện thiết bị, mở cửa thiết bị lọc tĩnh điện kéo phin lọc ra ngoài. Cần rút ra cẩn thận, tránh rơi gây méo mó, hỏng phin lọc.
Bước 2: Vệ sinh phin lọc tĩnh điện
Cho phin lọc tĩnh điện vào thùng nhựa dung tích lớn, lưu ý thùng nhựa rộng hơn hẳn so với phin để tránh việc cọ vào phin gây méo phin. Đổ nước ấm khoảng 50 - 60°C vào bên trong thùng kèm theo hóa chất. Ngâm trong khoảng 10 - 15 phút để chất bẩn bở ra, rơi xuống. sau đó nhấc lên nhấc xuống để cho các chất bẩn rơi xuống.
Bước 3: Phơi khô hoặc sấy khô toàn bộ phin
Để đảm bảo không phát sinh lỗi không mong muốn, kỹ thuật viên bảo trì cần phơi khô phin lọc tĩnh điện, hoặc dùng vải khô lau, súng bắn hơi xịt nước các khe nhỏ. Về nguyên tắc cơ bản, phin lọc tĩnh điện cần loại bỏ hoàn toàn nước và ở trạng thái khô ráo trước khi lắp vào thiết bị lọc tĩnh điện.
Bước 4: Kiểm tra và lắp lọc tĩnh điện lại thiết bị
Khâu kiểm tra sau vệ sinh cần tỉ mỉ cẩn thận, nếu phát hiện cong vênh trên phin lọc tĩnh điện, cần sử dụng dụng cụ cần thiết để sửa chữa lại trạng thái ban đầu. Lỗi thường thấy các phin thường dễ bị cong vênh do va chạm mạnh hoặc vô ý trong quá trình rửa dẫn tới méo phin lọc tĩnh điện.
Cuối cùng lắp phin lọc tĩnh điện lại thiết bị, cho thiết bị lọc tĩnh điện hoạt động và theo dõi quá trình hoạt động trong khoảng 3 – 5 phút.
Bên trên là các thông tin cơ bản về phin lọc của thiết bị lọc tĩnh điện, khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu mua phin lọc tĩnh điện vui lòng liên hệ Việt Phát để nhận báo giá tốt nhất.
|