Ngành y tế TPHCM đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phòng chống và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, minh chứng là nhiều ca bệnh đã được công bố khỏi bệnh. Một điểm chung là tất cả các bệnh nhân này đều được cách ly, điều trị tại phòng cách ly áp lực âm.
>>> Xem thêm Phòng áp lực âm là gì?
Phòng áp lực âm từ lâu đã được ứng dụng vào trong Y tế với khả năng tạo áp suất trong phòng thấp hơn so với khu vực bên ngoài để hạn chế vấn đề phát tán virus từ trong phòng ra bên ngoài.
Sau đó, áp suất trong phòng sẽ được giảm xuống nhờ một hệ thống bơm hút gió. Không khí sẽ được hút ra khỏi phòng áp lực âm qua một đường ống, thường đặt ngay gần đầu giường bệnh. Luồng không khí này tất nhiên sẽ mang theo các giọt bắn chứa mầm bệnh. Để đảm bảo mầm bệnh này được giữ lại, bệnh viện sẽ sử dụng một hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-Efficiency Particulate Air).
Điểm đặc biệt của phòng áp lực âm này chính là hệ thống lọc HEPA hiệu suất cao (High-Efficiency Particulate Air). Hệ thống lọc HEPA sẽ được thiết kế với màng lọc có vật liệu được làm từ sợi thủy tinh và các khe hở giữa chúng chỉ cách nhau 0,3µm. Nhưng điểm đặc biệt của HEPA so với các hệ thống lọc khác, đó là nó có khả năng bắt được cả các hạt nhỏ hơn kích thước khe hở nhờ lợi dụng cơ chế khyếch tán và hút tĩnh điện.
Trong so sánh, các giọt bắn của mầm bệnh cũng thường có kích thước từ hàng chục micromet trở lên. Nhờ vậy, bộ lọc HEPA có thể xử lý không khí trong đường ống hút từ phòng áp lực âm để đảm bảo độ sạch gần như tuyệt đối (>99,99%).
Cúm là một trong những căn bệnh dễ lây lan bởi virus cúm phát tán và tiến triển với tốc độ nhanh chóng. Bệnh nhân bị cúm có thể lây sang cho người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách xa đến hơn 2m. Các chuyên gia y tế cho rằng khi người bệnh ho và hắt hơi thì có vô số phân tử nước chứa virus cúm phát tán ra. Những giọt nước li ti này được bắn vào không khí, sau đó có thể vô tình rơi vào miệng, mũi hoặc có thể bị hít vào phổ của những người ở gần khu vực xung quanh. Nếu bệnh nhân nói chuyện với người đối diện mà không đeo khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra bên ngoài và tiếp cận vật chủ mới.
Chính vì vậy nên bệnh cúm được đưa vào danh sách những bệnh dễ lây và cần điều trị cách ly trong phòng áp lực âm.
Thủy đậu là bệnh gây ra bởi virus thủy đậu (Varicellavirus), xảy ra ở trẻ nhỏ, virus này còn là nguyên nhân gây bệnh zona ở người lớn. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện sốt nhẹ và phát ban. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.
Bệnh thủy đậu lây truyền qua những con đường sau:
Có thể thấy bệnh thủy đậu rất dễ dàng lây lan trong không khí, chính vì vậy khi điều trị bệnh này, đặc biệt là các bệnh nhân có tình trạng nặng cần được điều trị riêng trong phòng áp lực âm để hạn chế lây lan ra cho những người xung quanh.
Cũng như một số bệnh dễ lây lan khác thì bệnh Covid-19 được bắt nguồn từ Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc có khả năng lây lan một cách chóng mặt.
Nghiên cứu cho thấy khi một người bệnh hắt hơi, họ có thể phát tán vào không khí 40,000 giọt bắn. Các giọt bắn này có thể di chuyển xa tới 6 m với vận tốc 50m/s. Khi một người ho hoặc nói chuyện trong 5 phút, họ có thể phát tán 3.000 giọt bắn. Các giọt bắn khi ho có thể di chuyển trên phạm vi 2m với vận tốc 10 m/s. Và ngay cả khi một người bệnh thở, họ cũng có thể phát tán các giọt bắn trên phạm vi 1 m với vận tốc 1m/s. Đường đi của các giọt bắn này thậm chí còn phức tạp hơn khi dòng không khí trong một bệnh viện chuyển động tự do. Không khí sẽ đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Chúng có thể mang theo các giọt chứa virus từ một bệnh nhân đang ở trong phòng ra ngoài hành lang, lây nhiễm cho những bác sĩ và bệnh nhân khác đang ở đó.
Chính vì thế phòng áp lực âm là một thiết bị không thể thiếu trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.