× Kiểm tra đơn hàng

Sử dụng máy lọc không khí hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng

      Viêm mũi dị ứng là dạng viêm mũi khá thường gặp, nguyên nhân có thể là do lạnh, không khí ô nhiễm, độ ẩm, thời tiết hoặc tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, hóa chất… Đây là bệnh miễn dịch, do các dị nguyên ngoại lai xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi gây ra.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng

      Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

      Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng có trong môi trường như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt… có trong đệm, búp bê lông thú…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy). Viêm mũi dị ứng có thể do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).

      Theo một số nghiên cứu, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, nếu cha mẹ bị viêm mũi dị ứng thì con cái có khả năng mắc bệnh lên đến 65%.

Hậu quả của bệnh viêm mùi dị ứng

      Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài có thể gây nên loạn khứu giác (không ngửi thấy mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang. Do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen phế quản (hen suyễn). Viêm mũi dị ứng luôn làm cho người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, ù tai, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Phòng và chữa viêm mũi dị ứng như thế nào?

      Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuộc thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm.

      Khi bị viêm xoang, viêm mũi bạn cũng thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu như bạc hà… giúp thông mũi.

      Mật ong và tỏi: dùng nước ép tỏi và mật ong trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:2 rồi đem nhỏ mũi mỗi ngày thực hiện 3 lần. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm rõ rệt.

      Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi. Nước muỗi giúp làm sạch niêm mạc mũi, giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.

      Vào mùa lạnh bạn cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt là khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh.

      Sử dụng máy lọc không khí để cải thiện tình trạng không khí trong nhà: Theo các chuyên gia, máy lọc không khí có thể lọc sạch không khí tới 99,997%, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, virus (đặc biệt virus H1N1), mùi hơi, phấn hoa, nấm mốc, các chất gây dị ứng. Theo kháo sát, có đến 80% bệnh nhân có chuyển biến tích cực về sức khỏe, tình trạng viêm mũi giảm rõ rệt, đặc biệt với những gia đình có người già, trẻ nhỏ.

Nên chọn máy lọc không khí nào để phù hợp với người bị viêm mũi dị ứng?

      Máy lọc không khí thông thường được cấu tạo từ bộ lọc HEPA giúp loại bỏ được hầu hết các loại vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa và các chất gây dị ứng có trong không khí. Hiện tại có rất nhiều thương hiệu máy lọc không khí áp dụng được tiêu chí này với giá thành rẻ, trong số đó không thể không kể đến Acson Air Purifier AAP30B đến từ thương hiệu AAF (Mỹ) có xuất xứ Malaysia.

Thông số kỹ thuật của Acson Air Purifier AAP30B:

  • Quy cách (HxWxD): 495x315x185mm
  • CADR: 350m³/h
  • Khối lượng: 6.0kg
  • Công suất tiêu thụ: 36W
  • Điện áp: 220 - 240/1/50 (V/Ph/Hz)

      Khách hàng có nhu cầu mua máy lọc không khí Acson Air Purifier AAP30B vui lòng liên hệ Việt Phát để nhận báo giá tốt nhất.

Tin liên quan
Đăng ký nhận email khuyến mãi Vui lòng nhập email của bạn để nhận được thông tin khuyến mãi
Yêu cầu báo giá